MẠNG MÁY TÍNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

[b]Mạng máy tính là gì?[/b]

Go down

[b]Mạng máy tính là gì?[/b] Empty [b]Mạng máy tính là gì?[/b]

Bài gửi  VoThiHongLoan Sat Feb 18, 2012 11:31 pm

Mạng máy tính là gì?

- Mạng máy tính (gọi tắt là mạng) là một tập hợp các thiết bị và hệ thống đầu cuối được kết nối với nhau, ví dụ như máy tính và server, sao cho chúng có thể giao tiếp được với nhau.

- Mạng máy tính tồn tại ở nhiều dạng môi trường khác nhau như nhà ở, văn phòng, từ các doanh nghiệp nhỏ đến tập đoàn lớn. Đối với mạng ở các tập đoàn lớn, bạn cần biết một số khái niệm sau:

Văn phòng chính (hay trụ sở chính – Main office hoặc Headquarter): văn phòng chính là nơi tập trung phần lớn khối lượng thông tin của doanh nghiệp, mọi người được kết nối thông qua một hệ thống mạng. Văn phòng chính có từ hàng trăm đến hàng ngàn nhân viên làm việc qua hệ thống mạng. Văn phòng chính bao gồm nhiều mạng nhỏ kết nối lại với nhau thành một hệ thống mạng lớn, mức độ bao phủ có thể là giữa các tầng trong một tòa nhà hay giữa các toàn nhà trong một khuôn viên rộng.
Khu vực phụ cận (Remote locations): có nhiều loại khu vực phụ cận mà người dùng tại đó kết nối với các khu vực khác hoặc kết nối về trụ sở chính như

Văn phòng chi nhánh (Branch Offices): hình thức và cấu trúc phần nào giống như trụ sở chính. Các văn phòng chi nhánh thường có các tài nguyên mạng riêng, tuy nhiên họ vẫn truy xuất trực tiếp thông tin từ trụ sở chính.
Văn phòng tại nhà (Home Offices): nhân viên kết nối đến và làm việc trên mạng nội bộ của công ty từ nhà riêng, nhân viên có thể truy cập các tài nguyên của công ty như đang ngồi tại nơi làm việc.
Người dùng di động (Mobile Users): nhân viên kết nối đến và làm việc trên mạng nội bộ của công ty từ bất cứ vị trí nào, chẳng hạn như khi đang đi du lịch. Điều này phụ thuộc vào khả năng kết nối Internet tại nơi nhân viên đang ở.





[size=medium]♦ [size=medium]Các thành phần chính của một mạng máy tính

- Hệ thống đầu cuối (End Systems): bao gồm máy tính cá nhân (Personal Computer hay PC, gồm cả desktop PC và notebook PC), server, workstation…



[size=x-small]Desktop PC và Server



- Thiết bị kết nối (Interconnections): gồm những thành phần mang lại khả năng kết nối từ điểm này tới điểm khác trong một mạng, như: card giao tiếp mạng (Network Interface Card hay NIC, thường gọi là card mạng), phương tiện kết nối mạng (Network Media) như dây cáp, các phương tiện truyền dẫn không dây…, đầu nối (Connectors) như RJ-45, RJ-11…



[size=x-small]Đầu nối RJ-45 - Cáp Ethernet - Card mạng





- Bộ chuyển mạch mạng (Network Switch, thường gọi nguyên văn là switch, ít khi dịch ra): thiết bị cho khả năng kết nối các hệ thống đầu cuối và chuyển mạch dữ liệu trong nội bộ của một mạng.



[size=x-small]Switch



- Bộ định tuyến mạng (Network Router, thường gọi nguyên văn là router): thiết bị kết nối các mạng nhỏ lại với nhau và có khả năng lựa chọn đường đi của dữ liệu giữa các mạng.



[size=x-small]Router





[size=medium]♦ [size=medium]Những đặc tính quan trọng của một mạng máy tính

- Có nhiều đặc tính khác nhau cần được xem xét khi thiết kế, xây dựng và so sánh các hệ thống mạng. Người thiết kế sẽ phải tìm cách đạt được sự cân bằng giữa các đặc tính này khi muốn xây dựng một hệ thống mạng tốt.

Tốc độ (Speed): cho biết khả năng vận chuyển thông tin trong mạng nhanh hay chậm.
Chi phí (Cost): đưa ra chi phí tổng quát cho việc trang bị, lắp đặt và bảo trì các thành phần của hệ thống mạng.
An ninh (Security): cho biết mức độ an toàn trong một hệ thống mạng, bao gồm cả sự an toàn thông tin trong mạng. Vai trò của an ninh là cực kỳ quan trọng và người quản trị luôn phải đặt yếu tố này lên hàng đầu khi xem xét một hành động nào đó làm ảnh hưởng đến hệ thống mạng.
Độ khả dụng (Availability): chỉ ra xác suất khả dụng của một hệ thống mạng đối với người dùng, được tính bằng cách lấy tổng thời gian khả dụng của hệ thống mạng trong một năm chia cho tổng thời gian trong một năm (đơn vị có thể là ngày, giờ, phút…) và nhân 100 để lấy phần trăm. Một hệ thống mạng được gọi là khả dụng (available) khi người dùng có thể truy xuất một cách bình thường, và gọi là không khả dụng (unavailable) khi hệ thống bị “ngủm” vì lý do nào đó .
Khả năng mở rộng (Scalability): chỉ ra khả năng đáp ứng được thêm lưu lượng thông tin và lượng người dùng khi có nhu cầu mở rộng hệ thống. Khi thiết kế hệ thống mạng, người ta phải tính đến khả năng mở rộng sau này để có thể giảm bớt chi phí khi tiến hành nâng cấp hệ thống trong tương lai.
Độ tin cậy (Reliability): chỉ ra mức độ tin cậy của các thành phần trong hệ thống mạng, thường được đo bằng xác suất bị hỏng của thiết bị.
Mô hình kết nối (Network Topology, hay gọi tắt là Topology): gồm có mô hình kết nối vật lý (physical topology, chỉ sự sắp xếp các thiết bị mạng trong thực tế) và mô hình kết nối luận lý (logical topology, chỉ ra đường đi của dữ liệu trong mô hình vật lý).

VoThiHongLoan

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 14/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết