MẠNG MÁY TÍNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khái niệm cơ bản về Linux

Go down

Khái niệm cơ bản về Linux Empty Khái niệm cơ bản về Linux

Bài gửi  Admin Tue May 15, 2012 3:00 pm

Khái niệm cơ bản về Linux

Người ta đã nói nhiều rằng Linux rất giống Unix. Bởi vậy khi tìm hiểu Linux, bạn sẽ nhận thấy về cơ bản, nó không khác Unix bao nhiêu. Bài viết ngắn này trình bày những khái niệm cơ sở của Linux.

Linux được viết dựa trên nền tảng của hệ điều hành đa người dùng. Khi khởi động Linux, bạn sẽ nhìn thấy một màn hình không lấy gì làm thân thiện cho lắm với những thông báo đại loại như:

Red Hat Linux release 5.2
(apollo)
Kernel 2.0.36 on an i586
malaria login:
Có nghĩa là bạn đang chạy bản Red Hat Linux (RHL) với version hạt nhân (kernel) 2.0.36, trên máy Pentium 133 (trong ví dụ này). Hệ máy được gọi là malaria, những người quản trị Unix thường có truyền thống đặt tên cho các nhóm máy theo chủ đề.

Để sử dụng Linux, bạn cần biết username và password trước khi đăng nhập (log-in) - và khi hoàn tất, bạn cần tiến hành thủ tục thoát ra (log-out). Sau khi đã thoát, bạn sẽ được thông báo một lần nữa với màn hình login, máy chưa sẵn sàng để tắt, bạn cần thực hiện shutdown.
Mỗi hệ thống chạy Linux có ít nhất một người dùng root (gốc). Nhưng việc đăng nhập với root thật sự là không nên, bởi root có thể làm mọi thứ, và kết quả có thể rất tồi tệ (chúng ta sẽ còn bàn về vấn đề này).

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được vào thư mục chứa các tập tin của mình, gọi là thư mục riêng của bạn (home directory). Thông thường, một thư mục riêng của người dùng Linux có dạng /usr/user (user là username của bạn), nhưng root lại có thư mục riêng là /root (trong RHL). Linux, giống như Unix, nhạy cảm với chữ thường và chữ hoa trong hầu hết mọi sự kiện, kể cả khi bạn nhập username, password hay câu lệnh.

Khi đã đăng nhập, hệ thống đưa ra dấu nhắc lệnh, và bạn có thể yêu cầu máy tính thực hiện những gì bạn muốn - bằng cách nhập dòng lệnh. Điều này làm cho người dùng Windows, vốn quen với phong cách trỏ-và-nhấn, cảm thấy không thoải mái trong lần dùng đầu tiên. Nhưng khi đã quen, bạn sẽ nhận thấy dòng lệnh tỏ ra hiệu quả hơn nhiều đối với người dùng có kinh nghiệm, và chỉ cần sau một ngày, bạn có thể sử dụng Linux một cách thành thạo. Dấu nhắc lệnh được đưa ra bởi một tiện ích shell (trình giao diện), khởi động mỗi khi bạn đăng nhập.

Các lệnh trong Unix thường bắt đầu bằng tên lệnh (command name), sau đó là cờ (flag) và đối số (argument). Cú pháp tổng quát là:

command [flag] argument1 argument2 ...
Những gì nằm giữa hai dấu ngoặc vuông - []- có nghĩa là tùy chọn. Nếu đã từng sử dụng DOS, bạn sẽ thấy nó cũng có cú pháp gần giống như vậy. Tuy nhiên, vẫn có vài khác biệt. Các lệnh DOS có tham số (hay flag) đứng sau ký tự "/"; trong khi Linux sử dụng ký tự "-". Ví dụ, trong DOS bạn gõ "dir/a /o:d", còn trong Linux lại là "Is -Iac" để thực hiện cùng một mục tiêu.

Cấu trúc thư mục

Giống như DOS và Windows, Linux tổ chức các tập tin theo cấu trúc cây (tree). Mọi thứ đều bắt đầu bằng thư mục gốc (root directory), nhưng bạn đừng nhầm lẫn với root directory của người dùng. Mỗi thư mục chứa các tập tin và thư mục con. Các thư mục con là nhánh của cây thư mục. Có nhiều cách để chỉ ra những thư mục và tập tin nào bạn đang quan tâm. Tên đường dẫn (pathname) có thể là tuyệt đối hoặc tương đối. Tên đường dẫn tuyệt đối bắt đầu bằng "/" và tại thư mục gốc (DOS và Windows sử dụng "\"). Các thư mục con kế tiếp sau đó cũng được phân cách bằng "/".



Thư mục tiêu biểu của Linux

Một tên đường dẫn tương đối bắt đầu với thư mục mà bạn đang ở đó (gọi là thư mục làm việc; bạn nhập "pwd" và nhấn <Enter> nếu không biết đang ở thư mục nào) và chuyển xuống thư mục thấp hơn. Những tên đường dẫn tương đối bắt đầu với tên thư mục nằm dưới thư mục làm việc. Mỗi thư mục cấp thấp hơn phải được thể hiện với dấu "/" trước đó. Ví dụ: có một thư mục /usr với cài đặt chuẩn của RHL, dưới đó bạn sẽ tìm thấy nhiều thư mục con khác, bao gồm cả thư mục /bin (dành cho các tập tin nhị phân). Tên đường dẫn tuyệt đối cho bin là /usr/bin. Nhưng do đang nằm trong /usr nên thay vì /usr/bin bạn chỉ cần gõ bin trong đối số của dòng lệnh.

Ký hiệu tắt trong Linux

"." cho biết đó là thư mục làm việc; ".." chỉ thư mục cao hơn một cấp (thường gọi là thư mục mẹ); "~" chỉ thư mục riêng (home directory). Những ký hiệu này có thể được sử dụng cùng với nhau. Ví dụ "~/.." có nghĩa là thư mục mẹ của thư mục riêng. Hoặc bạn có thể dùng "../.." để chỉ một thư mục cao hơn thư mục mẹ.

Nhật Thanh

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 59
Join date : 14/02/2012

https://cntt212.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết